image banner
Hội Kiến trúc sư Long An, Đại học Văn Lang và Chi đoàn Sở Xây dựng tham quan thực tế tại huyện Cần Đước
Ngày 20/9/2020, Hội Kiến trúc sư Long An phối hợp cùng Khoa Kiến trúc Đại học Văn Lang (Khoa Kiến trúc) và Chi đoàn cơ sở Sở Xây dựng Long An đã có chuyến tham quan, học tập và giao lưu kinh nghiệm về kiến trúc công trình với chủ đề “Đến với quê hương Cần Đước - Long An”.

Kế hoạch được Hội Kiến trúc sư triển khai với sự tham gia của 120 người (100 sinh viên Khoa Kiến trúc, 20 thầy cô Trường Đại học Văn Lang Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Kiến trúc sư Long An và Chi đoàn cơ sở Sở Xây dựng). Điểm đầu tiên đoàn đến là chùa Tôn Thạnh nằm trên Đường tỉnh 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc huyện Cần Giuộc là một ngôn chùa  nổi tiếng  trong lịch sử và văn học và được Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp di tích cấp quốc gia. Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Nơi đây nhà thi sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu từng dạy học, làm thơ và chữa bệnh tại đây. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong bài nổi tiếng của Ông. Chùa Tôn Thạnh ngày nay vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ thứ XIX và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thiếp vàng. Năm 2020 chùa Tôn Thạnh đã được trùng kiến và giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cổ truyền.


 Di tích đoàn tham quan tiếp theo là đồn Rạch Cát  tọa lạc tại ấp Long Ninh xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước tỉnh Long An là một pháo đài  bậc nhất Đông Dương được thực dân pháp xây dựng ở bờ bắc sông Rạch Cát vào năm 1903 là pháo đài phòng thủ cũng như trong tiến công; nơi đây kiểm soát được 03 con sông lớn Rạch Cát, Vàm Cỏ, Nhà Bè khống chế khu vực Cần Giờ- Vũng Tàu tạo thế vững chắc trong chiến tranh. Hiện tại đồn Rạch Cát được Bộ Chỉ huy quân sư tỉnh Long An quản lý. Đây là một điển hình về kiến trúc quân sự kiểu pháo đài của Pháp, được ứng dụng một cách khoa học tại Việt Nam trên vị trí chiến lược để phòng thủ vùng biển phía Đông Sài Gòn. 

DTN-2-10.jpg

Điểm dừng chân cuối của đoàn tham quan  là Nhà Trăm Cột được xây dựng vào những năm 1901-1903, tại ấp Trung xã Long Hựu Đông huyện Cần Đước. Nhà có diện tích  882m2, tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 chính diện hướng Tây Bắc; Nhà được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ (gỗ đỏ, gỗ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền  lát gạch tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, Nhà trăm Cột có kiểu chữ quốc, 03 gian, 02 chái. Nhà gồm có hai phần: phần phía trước được bày trí theo kiểu ngoại khách- nội tự (ngoài tiếp khách, trong thờ tự), phần phía sau dùng để ở và sinh hoạt.Nhà trăm Cột có kiểu kiến trúc Thời Nguyễn về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế nhưng có nhiều nét tiểu di trong đề tài trang trí và được  Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.

DTN-2-10-1.jpg

Kết hợp trong chuyến đi thực tế lần này, các bạn sinh viên hăng hái tranh tài chụp ảnh, vẽ ký họa. Hội Kiến trúc sư đã trao 8 giải thưởng cho các tác phẩm ký họa, ảnh chụp xuất sắc do sinh viên Khoa Kiến trúc Đại học Văn Lang sáng tác. Đây là dịp để các bạn sinh viên được tiếp cận thực tế các công trình dân dụng, tôn giáo, quân sự của huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 

DTN-2-10-2.jpg

 Trong chuyến đi, Hội Kiến trúc sư Long An và Khoa Kiến trúc Đại học Văn Lang đã trao tặng những phần quà ý nghĩa trong quá trình tham quan tại các điểm di tích. Cuối ngày, đoàn đã có buổi giao lưu tại Trung tâm Văn hóa huyện Cần Đước tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về các địa điểm tham quan, lịch sử hình thành và phát triển của huyện nhà. Chuyến đi là dịp để các bạn sinh viên trãi nghiệm thực tế nhằm bổ sung kiến thức đã học tại trường  qua đó có cách đánh giá sinh động giữa lý thuyết và thực hành trong suốt quá trình học tập trên ghế nhà trường, đồng thời tạo mối giao lưu với địa phương mà chiếc cầu nối là Hội Kiến trúc sư Long An và Chi đoàn Sở Xây dựng..

DTN-2-10-3.jpg


Đoàn Thanh niên
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement