Triển khai tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh
Ngày 19/12/2024, Sở Xây dựng có văn bản 5712/SXD-QLXD triển khai đến các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ đầu tư có công trình xây dựng trên điịa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động với các nội dung như sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản số 5957/VPCP-NN ngày 21/8/2024 của Văn phòng Chính phủ; Chỉ thị số 2603/CT-UBND ngày 13/9/2023 của UBND tỉnh v/v công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023; Quyết định số 9487/QĐ-UBND ngày 13/10/2023 của UBND tỉnh về Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Long An; Văn bản số 10882/UBND-KTTC ngày 23/10/2024 của UBND tỉnh v/v đảm bảo cung ứng hàng hóa ứng phó tình hình thiên tai, mưa bão; Văn bản số 298/SXD-QLXD ngày 30/01/2023 của Sở Xây dựng v/v tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, Văn bản số 2748/SXD-QLXD ngày 19/7/2023 của Sở Xây dựng v/v thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực ngành xây dựng năm 2023;
- Rà soát các công trình xây dựng dân dụng, nhất là nhà cao tầng, nhà ở chung cư cũ có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai, các dư chấn động đất do đơn vị mình quản lý, làm chủ đầu tư để xây dựng phương án, kế hoạch, kịp thời huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tham gia phòng chống kịp thời;
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời triển thông tin, phổ biến, triển khai theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của tỉnh khi có thiên tai, dư chấn động đất xảy ra để có biện pháp, giải pháp phòng chống, xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng do dơn vị quản lý, làm chủ đầu tư;
- Lập, phê duyệt kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình, phê duyệt biện pháp thi công phải có phương án phòng chống thiên tai và phương án thi công trong mùa mưa bão, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc thiết bị và công trình xây dựng; có biện pháp thi công riêng biệt, chi tiết đối với các công việc đặc thù, quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai, mất an toàn lao động cao, lưu ý công trình ngầm phải được hoàn trả lại đảm bảo sử dụng bình thường và an toàn sau khi hạ cọc. Riêng, đối với nhà cao tầng, nhà ở chung cư cũ, khu tập thể, đặc biệt là các khu nhà đã xuống cấp phải lập kế hoạch, biện pháp phòng chống mưa bão cho từng khu nhà, tổ chức thực hiện công tác bảo trì, kiểm định chất lượng định kỳ và quan trắc biến dạng công trình theo quy trình bảo trì; lập phương án và chủ động gia cố, sửa chữa, khắc phục kịp thời các tồn tại (nếu có) trước mùa mưa bão; đồng thời, phải có phương án di dời đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản khi có thiên tai, dư chấn động đất xảy ra;
Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định (các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã, sập, đổ, máy móc, thiết bị, điện, cháy, nổ, mưa bão; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận) và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp này khi cần thiết, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, tình hình bão, lũ, dư chấn động đất. Thường xuyên kiểm tra công trường, kiểm tra các thiết bị làm việc trên cao (giàn giáo thi công, cần trục tháp, máy vận thăng...) đảm bảo hoạt động ổn định và có biện pháp đảm bảo an toàn các thiết bị khi có thiên tai xảy ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc kịp thời thông tin về Sở Xây dựng để phối hợp hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện./.
Nguồn công văn 5712/SXD-QLXD